
12 chiến lược tài chính thông minh cho vợ chồng trẻ (tiếp)
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
6. Hạn chế mua đồ phát sinh
Để tăng ngân sách tiết kiệm, bạn chỉ
nên mua sắm đồ dùng, quần áo, trang sức… khi thực sự cần thiết và kiểm
soát mua những thứ đồ phát sinh khác. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt
hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Để cắt giảm chi tiêu và thiết lập nguồn tài chính thông minh
một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa
sức để có thể đảm bảo được cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn nên chia kế hoạch
cắt giảm của hai vợ chồng thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Mỗi giai đoạn phấn đấu một ít. Ví dụ,
giai đoạn đầu bạn cắt giảm khoảng 10% tổng chi phí bạn có. Sau khi đạt
được, bạn tiếp tục đặt mục tiêu tăng dần. Dần dần bạn có thể đạt được
mức độ mình mong muốn.
Ngoài ra, trước khi mua sắm một thứ gì
đó, bạn xác định được đâu là thứ bạn mong muốn, bạn thật sự cần và có
đáng mua hay không và bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của mình có
cho phép hay không.
7. Theo dõi các hóa đơn hằng tháng
Bạn đang lãng phí tiền vào những khoản
tiền vô bổ như việc phải trả thêm tiền cho các hóa đơn không đúng hạn,
hay tiền đặt báo, truyền hình cáp, dịch vụ trực tuyến làm tiêu tốn một
khoản khá lớn của hai vợ chồng.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên
lên một kế hoạch cụ thể, có sổ sách rõ ràng để thống kê những khoản chi
phí phát sinh là điều cần thiết. Bạn cũng nên thanh toán tất cả các hóa
đơn đúng thời hạn bằng tiền mặt hoặc qua hệ thống thanh toán tự động
Bạn phải thật chắc chắn để theo dõi
các hóa đơn hằng tháng của bạn và biết những gì bạn đang trả tiền.
Thường thì những chi phí không rõ sẽ lẻn vào nguồn thu nhập của vợ chồng
bạn.
8. Mua nhiều để tiết kiệm
Mua hàng tạp phẩm luôn “ngốn” một
khoản nhất định và không nhỏ. Thường thì các tạp phẩm như giấy vệ sinh,
kem đánh răng, dầu gội và thực phẩm đông lạnh… thường có hạn sử dụng lâu
và luôn được giảm giá khi bạn mua với số lượng lớn. Do đó, trước khi
mua sắm, bạn nên lên một danh sách các thứ cần mua và nếu được, nên mua
với số lượng lớn các đồ dùng cần thiết để có thể dùng dần và tiết kiệm
một khoản kha khá đấy.
9. Đừng xem thường việc ghi chép lại các khoản chi tiêu
Rất nhiều người nội trợ cho rằng việc
ghi chép lại các khoản chi tiêu không thực sự cần thiết bởi nó tốn quá
nhiều thời gian. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nếu muốn có
chiến lược tài chính thông minh lâu dài thì việc ghi chép là bước quan trọng để “giữ hòm chìa khóa”.
Nếu hai vợ chồng bạn chưa bao giờ bàn
bạc và từng người dành thời gian cho việc ghi chép thì ngay bây giờ cả
hai người nên ngồi xuống và ghi chép các khoản đã chi trong hôm nay.
Trong cuộc sống gia đình, người vợ nên
ghi các khoản chi tiêu vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình
và đối chiếu với các tháng khác. Cả hai người cần phải biết chính xác
tiền của mình tiêu như thế nào và đã hợp lý hay chưa. Nếu bạn nghĩ rằng
chỉ cần ước tính thay vì ghi chép lại thì việc đó hoàn toàn sai lầm bởi
thường thì mức chi bao giờ cũng lớn hơn chi phí mà bạn nghĩ.
Sau đó, hai vợ chồng tự mình đánh giá
xem việc chi tiêu của gia đình đã hợp lý hay chưa, khoản chi tiêu nào là
cần thiết và khoản nào không cần thiết, nếu muốn có tiền tiết kiệm thì
nên bắt đầu từ người nào. Từ việc đối chiếu này, bạn có thể đề ra cho
mình một biện pháp chi tiêu hợp lý.
(Còn tiếp)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét