Việt Nam đã đúng đắn, không để chỉ lợi cho Trung Quốc

23:59 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

“Việc phá giá tiền đồng cần phải tỉnh táo bởi nếu không sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc. NHNN quyết định không phá giá tiếp là đúng đắn”.

TS. Bùi Trinh và PGS. TS Tô Trung Thành đã cho biết như vậy trước việc điều chỉnh tỉ giá và phản ứng của thị trường trong thời gian qua.

Trung Quốc đang cứu vãn tình thế

Trong nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh và TS Tô Trung Thành, Đại học kinh tế Quốc dân đã phân tích cấu trúc kinh tế của Trung Quốc để làm rõ việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) của nước này thời gian qua.

Theo đó, nghiên cứu chỉ rõ, tỷ trọng tiêu dùng nội địa trong GDP của TQ không hề thay đổi trong khoảng 10 năm gần đây (khoảng 50%), đầu tư đã chiếm trong GDP rất cao (trên 40% GDP) và càng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây trong khi tỷ lệ tiết kiệm nội địa trong GDP ngày càng thấp hơn tỷ lệ đầu tư trên GDP.

Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ chỉ là giải pháp cứu vãn tình thế 

Như vậy, trong khoảng từ năm 2010 -2013 bình quân TQ phải vay mượn từ bên ngoài nhằm mục đích đầu từ từ 7-12% GDPđể duy trì tăng trưởng . Đặc biệt là, khi xuất khẩu tháng 7 năm 2015 giảm 8,3% là số giảm rất lớn, điều này cho thấy Trung Quốc rất khó có tăng trưởng trong quý III thậm chí tăng trưởng âm trong 6 tháng cuối năm.

Tỷ lệ đầu tư rất cao nhưng dường hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của TQ ngày càng giảm sút.

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng về TFP của Trung Quốc giảm khá nhanh chóng và để đạt được tốc độ tăng trưởng cao phần nhiều phải dựa vào đầu tư.

“Việc đầu tư quá mức của Trung Quốc để đạt tốc độ tăng trưởng cao sẽ không phải là một giải pháp lâu dài. Các vấn đề vừa nêu là nguyên nhân cơ bản và để cứu vãn tình thế này là phải phá giá NDT, việc phá giá này vừa nhằm kích thích xuất khẩu (vì xuất khẩu của họ có độ lan tỏa rất lớn đến thu nhập) và đưa đồng tiền về giá trị thực”, nghiên cứu của Bùi Trinh, Tô Trung Thành chỉ rõ.

Trên thực tế theo tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc, phá giá NDT có thể làm tăng trưởng của TQ tăng từ 5 – 5,5% ở chu kỳ sản xuất thứ hai nếu không tính các tác động khác. Nhưng xuất khẩu TQ không được cải thiện nhiều do các nước mua hàng TQ không hoàn toàn do giá rẻ thì GDP của TQ không những không tăng mà các khoản nợ nần sẽ tăng lên do việc phá giá NDT.
Theo baodatviet
Read more…

Mbland Central Point 219 Trung Kính loạn giá bán

23:56 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Chỉ cần lên mạng khách hàng sẽ thấy giá cả tại dự án này “bị loạn”, có hiện tượng “làm giá” tại các văn phòng môi giới.

Chỉ cần lên mạng gõ từ Mua bán chung cư tại dự án Mbland Central Point 219 Trung Kính đã hiện ra khoảng 68 nghìn kết quả mua bán, chuyển nhượng chung cư tại dự án. Điều này, cho thấy dự án đang được quan tâm của nhiều khách hàng có nhu cầu ở thực sự. 

Tuy nhiên, mỗi nơi rao bán một mức giá khác nhau 27, 32, thậm chí 35 triệu/m2. Giá cả như bị “tung hỏa mù”, găm hàng, tạo sốt ảo... của các trung tâm môi giới nhằm mục đích ăn giá chênh cao, kiếm lời từ khách hàng.

Dự án Mbland Central Point 219 Trung Kính tọa lạc tại 219 Trung Kính (Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty TNHH 19/12 Bắc Hà làm chủ đầu tư, được phân phối độc quyền bởi Công ty CP địa ốc MB - Mb Land (Tập đoàn MB).

Chung cư Mbland Central Point 219 Trung Kính. 

Theo quảng cáo trên các phương tiện truyền thông dự án MBland Central Point Trung Kính gồm 3 tòa tháp cao 29 tầng bao gồm: 05 tầng thương mại dịch vụ; 02 tòa căn hộ và 01 tòa văn phòng, 3 tầng hầm để xe. 

Tổng diện tích khu đất: 7.106 m2. Diện tích đất xây dựng: 2.759m2 bao gồm: 3 tòa tháp cao 29 tầng. Tổng diện tích sàn: 84.844 m2 (không kể 3 tầng hầm). Mật độ xây dựng khối đế: 50%, mật độ xây dựng khối tháp: 40%.
Tuy nhiên, chỉ cần lên mạng khách hàng sẽ thấy giá cả tại dự án này “bị loạn”, có hiện tượng “làm giá” tại các văn phòng môi giới, các trang điện tử rao bán nhan nhản chung cư tại dự án Central Point. Nơi rao bán lấy lý do cắt lỗ, nơi lấy lý do cần tiền nên bán… Giá bán chỗ thì 27, 29 triệu đồng/m2, nơi rao bán 32 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi đến 35 triệu đồng/m2…
Theo baodatviet
Read more…

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

23:54 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Trong 8 tháng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 22 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Sau Mỹ là các thị trường EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cũng trong 8 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước ước đạt hơn 106 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt gần 32 tỷ USD, giảm 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 75 tỷ USD, tăng gần 15%.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 20 tỷ USD, tăng hơn 31%; hàng dệt may đạt 15 tỷ USD, tăng gần 11%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, tăng xấp xỉ 52%; giày dép đạt 8 tỷ USD, tăng 21%; máy móc thiết bị dụng.

Dệt may là một trong những mặt hàng được Việt Nam xuất khẩu mạnh vào thị trường Mỹ 

Thông tin Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là một tin vui đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi để xuất khẩu vào Mỹ, các mặt hàng phải đảm bảo không vấp phải những rào cản của nước này, mà các rào cản rất nhiều và ngày càng dày đặc. Nếu hàng Việt Nam lọt qua được chứng tỏ Việt Nam tiến bộ và đây sẽ là giấy thông hành để hàng hóa Việt Nam đi tất cả các thị trường khác.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu, như nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, đó là những mặt hàng dựa vào thâm dụng lao động và gia công hơn là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Ngay cả đối với thị trường Mỹ, khi trao đổi với Đất Việt trước đây, không ít chuyên gia đã bày tỏ sự lo lắng liệu Việt Nam có tận dụng được thời cơ mới, nhất là sau khi ký TPP có đẩy mạnh hợp tác toàn diện hai nước hay không.

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái bày tỏ: "Trước mắt nỗi lo là về chất lượng của xuất khẩu. Tuy giá trị xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng được tạo ra ở nước ta chỉ 10-20% , cũng có nghĩa là Việt Nam đang xuất khẩu “hộ” 80% giá trị cho nước khác vào Hoa Kỳ (!)".

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương dẫn ví dụ về nguy cơ đối với hàng dệt may Việt Nam: "Phải thấy rằng ngành hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản... tương đối tốt vì có sự cải thiện nhất định. Trước đây, hơn 80% nguyên liệu đầu của dệt may phải nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng hiện tụt xuống dưới 70%, thậm chí ngành dệt may còn có một vài mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu ra nước ngoài chứ không đơn thuần là gia công.

Nếu cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc thì khi ký TPP, Việt Nam không có C/O, tức chứng nhận xuất xứ là hàng Việt Nam và không được hưởng thuế suất 0%. Vì vậy, để đón nhận TPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm cách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước thuộc TPP. Phải tăng cường nhập khẩu công nghệ để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, kể cả nhuộm, dệt... Dĩ nhiên để làm được việc này không phải ngày một ngày hai mà cần có sự đầu tư và chính sách.

Một cảnh báo cần lưu ý là gần đây Trung Quốc đầu tư nhiều vào ngành dệt may Việt Nam. Việt Nam cần thận trọng vì nếu không, Trung Quốc sẽ nấp dưới danh nghĩa Made in Vietnam để lợi dụng việc giảm thuế sắp tới trong TPP để xuất khẩu vào thị trường Mỹ".


An Nhiên (Tổng hợp)
Read more…

EVN lãi khủng: Đầu tư lớn đáng lý giá bán phải rẻ...

23:52 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Đây là lý do đảm bảo cho EVN dù mua điện của Trung Quốc giá cao ngất ngưởng lên tới 1.300 đồng/kWh , cao hơn giá điện trong nước tới hơn 400 đồng/kWh vẫn lãi lớn. 

Chỉ riêng những thủy điện nhỏ, do tư nhân đầu tư sản xuất mức giá đưa ra cũng thấp hơn nhiều so với giá EVN đang mua vào của Trung Quốc, chưa nói tới những thủy điện do nhà nước đầu tư. Chính vì vậy, theo TS Nguyễn Hồng Nga - Trường đại học kinh tế - Luật (TP.HCM) mức giá bình quân mua vào hơn 1000 đồng của EVN đã được xem là là bất hợp lý, nếu sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích và hiệu quả.

Ảnh minh họa 
Ông giải thích, trong kinh tế có một khái niệm là Tính kinh tế theo qui mô. Có nghĩa là sản xuất với qui mô lớn thì chi phí càng giảm, dẫn tới giá bán giảm. 

Do vậy nếu nhà nước đầu tư vào ngành thủy điện với qui mô lớn (thường là lớn hơn tư nhân nhỏ tự đầu tư) thì giá thành sẽ giảm hơn nhiều so với giá 800 – 900 đồng/KWh. Vì vậy, mức giá mua bình quân của EVN theo lẽ thường phải thấp hơn nhiều. 

Nhưng Việt Nam vẫn phải mua điện của Trung Quốc giá cao vì: Thứ nhất, là do Việt Nam chưa chủ động được về cung điện vào những mùa cao điểm, nhất là mùa thiếu nước tại các nhà máy thủy điện. Thứ hai, là do Việt Nam rất cần mua nên bị bên Trung Quốc ép giá. Thứ ba, có thể khi ký kết thỏa thuận hợp đồng mua điện theo giá đã được niệm yết quá cao khi các khoản điều chỉnh lại không có trong hợp đồng. 

Ông Nga cho rằng, lúc Việt Nam ký thì giá nhiên liệu trên thế giới cao nên giá mới đắt như vậy. 

Còn một vấn đề nữa mà dư luận đang nói tới là chuyện EVN đã tự hạch toán giá xây biệt thự, siêu xe vào giá thành bán ra. Đẩy giá điện lên cao? Đây có được xem là cách giải quyết khoản chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra của EVN?

Ông Nga lưu ý, giả thiết là việc hoạch toán việc xây biệt thự, mua xe sang trọng vào giá thành giá điện là hết sức quan trọng và cần được lưu ý. Ông nhấn mạnh, điện là một ngành độc quyền, cho nên nhà nước phải quản lý để hạn chế sức mạnh độc quyền. 

Nhà nước cần kiểm soát những chi phí hợp lý của nhà độc quyền và cho phép độc quyền được hưởng một tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế. Không cho phép tính toán những chi phí bất thường, hầu như không liên quan đến hoạt động chính thức của độc quyền, vào giá thành sản phẩm.
Theo baodatviet
Read more…

Trần Anh phản hồi nghi vấn khuyến mãi xúc phạm khách hàng

23:50 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Điện máy Trần Anh khẳng định, Concept “Cặp đôi Sumo” không hề xúc phạm khách hàng và được lấy ý tưởng từ hình tưTrả lời những bức xúc cho rằng "Cặp đôi Sumo" không tôn trọng những người mua hàng có ngoại hình mập mạp, điện máy Trần Anh khẳng định chương trình khuyến mãi này không hề có ý xúc phạm đến khách hàng, chỉ do một bộ phận người tiêu dùng chưa hiểu hết ý nghĩa của Concept “Cặp đôi Sumo” mà hệ thống điện máy này đang triển khai. 
"Trần Anh lấy ý tưởng chương trình từ hình tượng các võ sĩ Sumo uy dũng, đầy sức mạnh vốn được coi là biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân Nhật Bản

Mục đích hướng đến khi xây dựng Concept “Cặp đôi Sumo” là nhằm tìm kiếm những cặp đôi tiêu biểu có thể trọng “Sumo”, đồng thời tôn vinh những biểu tượng của sức mạnh theo tinh thần của các võ sĩ Nhật Bản" - đại diện Trần Anh khẳng định.

Trước đó, nhiều khách hàng tỏ ra lo ngại, thậm chí khá gay gắt khi điện máy Trần Anh đem số đo, cân nặng của từng cá nhân ra để thực viện việc khuyến mãi, giảm giá.

"Có rất nhiều cách để tiến hành khuyến mãi, giảm giá, thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên việc đem cân nặng, trọng lượng béo gầy của mỗi người ra để so sánh thì mình thấy thật đáng lo ngại. Mình cảm thấy bản thân không được tôn trọng và chắc chắn sẽ không bao giờ mua những dòng sản phẩm kiểu này". Đặng Thị Thu Hoài - ở Hà Đông - Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Nhiều người tò mò tìm đến các siêu thị điện máy của Trần Anh để theo dõi chương trình "Cặp đôi Sumo". 
Võ Hoài Nam - một sinh viên có thân hình mập mạp bức xúc nói : "Mình đến đây cũng vì tò mò. Nghe mọi người bàn tán nhiều về kiểu khuyến mãi khác người này nên muốn đến cho biết. Nhân viên bán hàng khi nhìn thân hình hơi mập của mình đều nhiệt tình tư vấn về các mức khuyến mãi, giảm giả. Không hiểu tại sao họ lại đem những người béo, có phần mập mạp như mình thành trò cười của việc giảm giá, khuyến mãi. Mình cảm thấy rất bức xúc".

Một số phụ huynh khi biết về chương trình khuyến mãi này cũng tỏ vẻ không hài lòng. Cô Nguyễn Thúy Hoa ở Hà Đông - Hà Nội chia sẻ : "Việc khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng là đúng, nhưng việc đem chuyện cân nặng gắn liền vào thương mại hóa thành chiến dịch rầm rộ thì cần xem xét lại". 
Theo baodatviet
Read more…

Người Việt mua mạnh ô tô, tăng 100-200 triệu chẳng vấn đề

23:47 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tháng 8/2015, Việt Nam chi 444 triệu USD để nhập khẩu ôtô, nâng tổng giá trị nhập khẩu ôtô 8 tháng lên 3,8 tỷ USD, tăng 80,2% so với cùng kỳ.

Đây là con số vừa được Tổng cục Thống kê đưa ra. Riêng trong tháng 8/2015, 194 triệu USD đã được dùng để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Tổng số tiền nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm nay lên hơn 1,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, kết quả này tăng gần 100% về lượng xe và tăng hơn 132% về giá trị, trong đó ô tô dưới 9 chỗ tăng 63,3%.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đây cũng là lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu nhiều nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Và mặt hàng này cũng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao nhất trong số những mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 8 tháng qua.

Giá trị ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong 8 tháng qua đã cao hơn cả năm 2014 khoảng 332 triệu USD và cao hơn năm 2013 gần 1,2 tỉ USD.

Với khách hàng sẵn sàng bỏ gần 4,4 tỷ đồng để sở hữu chiếc Jaguar XJL SUPERCHARGED 3.0L 2015 này thì việc chi thêm vài trăm triệu do tăng tỷ giá không phải là vấn đề lớn 


Cũng trong tháng 8 này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 2 lần nới biên độ (từ +/-1% lên +/-3%) và tăng tỷ giá thêm 1% sau động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Bởi thế, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô đều tính toán để tăng giá xe.

Tuy nhiên, con số nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói trên cho thấy giá xe điều chỉnh tăng theo tỷ giá không phải là vấn đề đối với nhiều người Việt.

Trao đổi với Đất Việt trước đó, anh Nam ở Mạnh Thuần Auto (đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, salon chuyên cung cấp các dòng xe sang nhập khẩu như Audi, Jaguar, Land Rover, Lexus... Ngay sau khi tỷ giá điều chỉnh, giá bán các dòng xe nhập khẩu này đã tăng và khách hàng khi mua xe sẽ phải trả thêm một khoản tiền vì thay đổi tỷ giá.

Dù vậy, anh Nam khẳng định, với những dòng xe ở phân khúc cao mà Mạnh Thuần Auto đang bán, so với số tiền khách hàng phải bỏ ra khoảng 300.000-40.000 USD để mua xe thì việc thay đổi tỷ giá làm phát sinh thêm một khoản chừng 5.000-10.000 USD không phải là vấn đề ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng.

"Với chiếc xe giá 500 triệu đồng, có khi tăng thêm 20 triệu cũng làm người ta suy nghĩ, cân nhắc, còn khi khách hàng mua xe 5 tỷ đồng, dẫu có tăng 100-200 triệu cũng chẳng vấn đề gì".
An Nhiên (Tổng hợp)
Read more…

Quảng Ninh chính thức bác tin bán siêu xe Dũng "mặt sắt"

23:46 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Lô “siêu xe” là tang vật trong vụ án buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh, do “ông trùm Dũng “mặt sắt" (tức Hà Tuấn Dũng, trú tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cầm đầu.
Lô xe được cho là của Dũng "mặt sắt" bị thu giữ ở Quảng Ninh
Trong công văn, UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định chưa tiếp nhận bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào từ phía các cơ quan chức năng chuyển đến đề nghị xử lý, cũng như chưa ban hành bất cứ văn bản nào chỉ đạo, quyết định nào liên quan đến việc thanh lý, bán phát mại các xe ô tô trong vụ án Hà Tuấn Dũng.
UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm theo báo cáo của Chi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 17 đến 19/8, đơn vị này đã tổ chức tiếp nhận từ Cơ quan CSĐT (C45 - Bộ Công an) một số tang vật của vụ án gồm 56 chiếc xe ô tô.
Việc tiếp nhận được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật. Hiện số tang vật này đang được trông coi, bảo quản tại khu công nghiệp Cái Lân (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), chờ xử lý sau khi được phía Tòa án quyết định.
Thông tin này hoàn toàn phù hợp với ý kiến của ông Đinh Khắc Khang - Phó Cục trưởng Cục thi hành án Quảng Ninh đã trả lời báo Đất Việt trước đó.
Trước thông tin nhiều chủ showroom trên địa bàn Hà Nội cho rằng, lô xe 144 chiếc của Dũng "mặt sắt" đã được Quảng Ninh tổ chức đấu giá ngầm và đại gia Bắc Ninh chính là người đã ôm trọn lô xe này. Ngày 26/8, trả lời báo Đất Việt, ông Đinh Khắc Khang khẳng định: "Không có chuyện Quảng Ninh đã tổ chức đấu giá lô xe của Dũng "mặt sắt".
Ông Khang giải thích thêm, "Quảng Ninh vừa tiếp nhận 56 xe của ông trùm buôn lậu đường biên Hà Tuấn Dũng (Dũng mặt sắt) được hơn chục ngày và đang chờ tòa án xử lý. Vì vậy, chưa có bất cứ quyết định nào liên quan tới việc phát mại hay thanh lý số tài sản nêu trên", ông Khang khẳng định.
Được biết, vào khoảng đầu tháng 9/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố bản kết luận điều tra vụ án Hà Tuấn Dũng (tức Dũng “mặt sắt”) chuyển hơn 600 siêu xe qua biên giới.

Với 144 chiếc xe tiền tỷ đã được giữ trong một nhà kho khá tạm bợ. Những chiếc siêu xe và xế sang đắt tiền đều bị phủ bụi khiến ai nhìn cũng không khỏi xót xa.
Qua hình ảnh mới được lan truyền trên mạng xã hội, những chiếc xế tiền tỷ bị phủ bụi trong lô xe của Dũng “mặt sắt” bao gồm Maybach 62S, Porsche Cayenne, BMW 7-Series, Range Rover Autobiography, Maserati và Ferrari F430 Scuderia. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt xe Audi như A6, A8, S8 và Q7. Những chiếc xe Mercedes-Benz cũng nhiều không kém, từ GL450, GL550, S550 đến S600.
An An
Read more…

Bỏ trần lãi suất vay: Nên hay không?

23:42 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Trước thông tin nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ trần lãi suất vay, TS Nguyễn Trí Hiếu đồng tình với đề xuất trên. Ông phân tích, trần lãi suất áp trên mức lãi suất cơ bản 9% hiện chỉ trên giấy tờ, không ai quan tâm và thậm chí đến tòa án cũng không sử dụng để luận tội về việc cho vay nặng lãi.
Ảnh minh họa
Bởi thực tế, hai khái niệm: lãi suất thỏa thuận giữa người cho vay và đi vay trên cơ sở thương mại và lãi suất cao, lãi suất “cắt cổ” thường được dùng trong tín dụng đen và gây tổn thất cho người dân đang bị hiểu nhầm tai hại.
Ông Hiếu cho biết, điều đang gây tranh cãi là loại lãi suất thuộc dạng cho vay nặng lãi của tín dụng đen. Đây là phạm vi của Bộ luật Hình sự và ông hoàn toàn tán đồng với quan điểm rằng, loại lãi suất này nên khống chế ở một mức độ hợp lý để ngăn ngừa người dân bị hại vì tín dụng đen.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị, nên bỏ trần lãi suất vì không phù hợp với nền kinh tế thị trường, còn nếu chưa thể bỏ được thì trong ngắn hạn, có thể tạm thời áp tỷ lệ 30 - 40% là mức lãi suất tham khảo để kiểm soát cho vay nặng lãi đối với tín dụng đen.
Trong tình hình thị trường ngân hàng hiện nay, lãi suất bình quân cho vay của các ngân hàng thương mại có thể tính trên cơ sở: 7% lãi suất huy động bình quân + 3% biên độ lợi nhuận = 10% lãi suất cho vay. Lãi suất tham khảo để kiểm soát cho vay nặng lãi đối với tín dụng đen có thể lên tới 3 hay 4 lần mức này. Nếu áp dụng loại lãi suất tham khảo này thì lãi suất cơ bản (hiện nay là 9%) không còn được áp dụng và Ngân hàng Nhà nước cũng không cần phải công bố một loại lãi suất nào trong từng thời kỳ.
"Hiện nay, cuộc tranh luận về lãi suất cho phép xoay quanh tỷ lệ 150% hay 200% lãi suất cơ bản hay khống chế ở mức trần 20% đều không mang tính thuyết phục vì không dựa trên cơ sở lý thuyết hay thực tiễn nào", ông Hiếu nói.
Theo ông, một khi được thả nổi lãi suất, cho nó hoạt động theo cơ chế thị trường các ngân hàng không thể có một mức lãi suất quá cao vì như vậy doanh nghiệp sẽ bỏ họ và ngân hàng cũng chết.
Tên cơ sở đó, các Công ty tài chính cũng không thể vượt qua quy luật thị trường. Dĩ nhiên, lãi suất cho vay của các Công ty tài chính cao hơn so với lãi suất của ngân hàng thương mại vì các món vay tại Công ty tài chính có mức độ rủi ro cao hơn nhiều (món vay nhỏ, phần lớn là vay tín chấp, người đi vay là cá nhân và việc thu hồi nợ rất vất vả nếu người đi vay tìm cách trốn nợ…).

Nên lựa chọn hình thức vay tiêu dùng nào khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng về cả nhu cầu lẫn khả năng trả nợ, cũng như việc chấp nhận lãi suất thế nào cho các khoản vay của mình.

Theo baodatviet

                 

Read more…

Giá vàng và USD kéo dài chuỗi ngày tăng mạnh

22:02 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Sáng nay 1/9, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng 200.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng kết thúc tháng 8 tăng gần 1,4 triệu đồng/lượng. Cùng với đó, giá USD được các nhà băng niêm yết bán ra ở mức trên 22.500 VND.

Lúc 9h sáng nay, tại Hà Nội, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết giao dịch quanh mức 34,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 34,4 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng mỗi chiều 100.000 đồng/lượng và 200.000 đồng/lượng so với lúc đóng cửa thị trường hôm qua.
Tại TPHCM, giá vàng SJC được doanh nghiệp tăng 150.000 và 100.000 đồng/lượng mỗi chiều, lên 34,15 triệu đồng/lượng - 34,5 triệu đồng/lượng.
Ở thời điểm này giá vàng chưa hấp dẫn được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn. Trong phiên hôm qua, dữ liệu từ DOJI cho hay, tổng khối lượng giao dịch phát sinh chỉ nhỉnh hơn đôi chút (chiếm 55%) nhưng chưa có sự đột phá so với những phiên trước.


Sáng nay 1/9, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng 200.000 đồng/lượng
 
Với mức giá trên, vàng SJC hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,45 triệu đồng/lượng. Tính chung trong tháng 8, giá vàng SJC tăng tổng cộng gần 1,4 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước vừa trải qua tháng 8 đáng nhớ với 2 đợt “sóng” lớn. Đợt “sóng” đầu tiên là vào ngày 12/8, từ mức 33,23 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC tăng vọt lên 33,70 triệu đồng/lượng, rồi đạt mức 34,88 triệu đồng/lượng vào 13/8. Sau đó giá duy trì trên mức 34 triệu đồng/lượng.
Đến ngày 22 - 24/8, giá lại biến động mạnh, tăng tới 1 triệu đồng/lượng trong ngày, có thời điểm chạm 35,31 triệu đồng - mức cao nhất từ tháng 4/2015. Sau đó giá nhanh chóng giảm xuống 34,1 triệu đồng/lượng.
Như vậy, với những phiên tăng mạnh trong tháng 8, giá vàng đã lấy lại được gần như những gì đã mất vào tháng trước đó. Cùng với tăng giá, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế nới mạnh, có thời điểm lên mức 4,5 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, đóng cửa phiên đêm qua, giá vàng giao tháng 12 giảm 1,5 USD, tương đương 0,1%, còn 1.132,5 USD/ounce, giá vàng giao ngay tăng lên 1.134,4 USD/ounce. Đến 9h20 sáng nay, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á có biên độ tăng 5,5 USD/ounce, giao dịch ở mức 1.139,9 USD/oune.
Giá vàng hồi phục khi giá dầu tăng, USD giảm sau áp lực đầu phiên với dấu hiệu cho thấy Fed có thể vẫn nâng lãi suất trong năm nay.
Tính chung trong tháng 8, giá vàng tăng 3,5%, là tháng tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Giá dầu tăng hơn 5% (giá dầu giao tháng 10 đã lên trên 48 USD/thùng, cao hơn 10 USD so với mức thấp là 37,75 USD/thùng vào tuần trước) cũng hỗ trợ giá vàng đi lên.
Các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tiền tệ đã tăng gấp đôi tỷ lệ đặt cược giá vàng tăng trong tuần qua.
Trên thị trường ngoại hối, giá USD tiếp tục được các nhà băng niêm yết bán ra ở mức trên 22.500 VND. Trong đó, Vietcombank niêm yết giao dịch ở mức 22.445 VND (mua vào) - 22.505 VND (bán ra); Eximbank giao dịch ở mức 22.430 VND - 22.510 VND; Sacombank giữ nguyên chiều mua, tăng 20 VND chiều bán so với hôm qua, lên 22.420 VND-22.520 VND.
Trong tháng 8, giá USD ngân hàng tăng mạnh tới 670 VND sau 1 lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và 2 lần nới biên độ tỷ giá.
Theo nhận xét của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước được coi là nhanh nhạy, tạo hiệu ứng tích cực hỗ trợ cho cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam cũng như hỗ trợ tâm lý cho thị trường.
Với mức độ điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ vừa qua và nếu từ nay tới cuối năm Nhân dân tệ không bị phá giá mạnh hơn nữa (dự báo Nhân dân tệ dao động trong khoảng 6,3% - 6,5%) thì không trực tiếp ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ, kinh tế Việt Nam.
An Hạ
Read more…

dong-rup-mat-gia-viet-nam-co-bi-va-lay

21:59 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Xin chào độc giả Báo Dân trí!
Tôi tên là Nguyễn Thanh Huyền, 35 tuổi, ngụ tại Gia Lâm, Hà Nội. Hiện nay tôi đang có ý định mở một shop thời trang để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên vì chưa hề có kinh nghiệm trong việc này nên tôi rất cần được sự tư vấn của các độc giả.
Tôi dự định sẽ kinh doanh mặt hàng thời trang nữ, tự thiết kế. Tôi có nhiều ý tưởng về thiết kế thời trang, cách phối đồ của tôi cũng được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao về thẩm mỹ và hợp mốt. Nếu mở cửa hàng, tôi sẽ phải thuê tất cả từ thợ may, nhân viên bán hàng, thuê cửa hàng và mua sắm nhiều thiết bị, vật tư may mặc khác...
Vì vậy, tôi cần chuẩn bị khoảng bao nhiêu vốn để có thể mở shop với quy mô vừa phải? Và nên nhắm vào phân khúc nào để có thể cạnh tranh và thắng lớn?
Rất mong nhận được sự tư vấn của độc giả!

Nguyễn Thanh Huyền
Read more…

Đồng Rúp mất giá, Việt Nam có bị “vạ lây”?

21:57 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Dân trí Việc đồng Rúp sụt giá được cho là sẽ tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp lên nền kinh tế Việt Nam nhất là khi Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu vào hồi tháng 5 vừa rồi

Theo số liệu được Công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) tổng hợp tại một báo cáo gần đây, trong vòng 1 năm qua, đồng Rúp (RUB) của Nga đã sụt giảm mạnh. Trong nửa đầu năm, đồng Rúp hồi phục đôi chút nhưng trong vòng 3 tháng tiếp theo lại sụt giảm mạnh mẽ. Tỷ giá hiện tại là 70,8 Rúp/USD, vượt qua đỉnh đạt được vào cuối tháng 1 năm nay.
So với đầu năm, đồng Rúp đã giảm giá 19,68% so với USD. Tính từ ngày 18/5/2015, đồng Rúp đã tụt giá 40,9%. Trong khi đó, so với đầu năm, các đồng tiền chủ chốt khác như Euro và Yên đã giảm giá 7,2% và 0,4% tương ứng.

Đồng Rúp đã "bốc hơi" phân nửa giá trị sau hơn 3 tháng
Đánh giá về tác động của đồng Rúp lên kinh tế Việt Nam, theo VPBS, Nga chiếm 0,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 0,38% kim ngạch nhập khẩu trong nửa đầu năm 2015.
Ngày 29/5 năm nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC), một thị trường với 175 triệu dân và GDP đạt trên 2.500 tỷ USD. Trong thương mại song phương, Việt Nam có thặng dư với EAEC. Đa số các mặt hàng được giao dịch mang tính chất bổ sung cho nhau, không cạnh tranh.
Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm xăng dầu và sắt thép trong khi các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm sản phẩm nông nghiệp (thủy sản, cà phê) và các sản phẩm công nghiệp chế biến (dệt may, hàng may mặc, giày dép và đồ gỗ). Theo Hiệp định, Việt Nam và EAEC sẽ mở cửa thị trường, cắt giảm 90% dòng thuế, liên quan đến khoảng 90% kim ngạch thương mại song phương. Việt Nam sẽ mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm chăn nuôi, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
Tính đến ngày 21/8, VND đã giảm giá 5,17% so với USD kể từ đầu năm. Tuy nhiên, sự sụt giảm này ít hơn nhiều so với mức giảm giá nội tệ của các đối tác thương mại khác trong EAEC. VPBS lo ngại, suy thoái tại Nga, hay bất kỳ quốc gia nào trong EAEC sẽ có một số tác động đến nền kinh tế Việt Nam qua 3 con đường.
Thứ nhất, sự suy giảm trong thu nhập của người dân sẽ làm giảm nhu cầu của họ đối với hàng hóa Việt Nam.
Thứ hai, sự mất giá với mức độ lớn hơn của các đồng tiền tại các nước này sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn, khiến nhu cầu đối với hàng hóa Việt Nam suy giảm. Quan trọng hơn, sự mất giá của các loại tiền tệ sẽ tạo thêm áp lực đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, và các quốc gia châu Á khác giảm giá đồng nội tệ hơn nữa. Kết quả là cán cân thương mại Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu Việt Nam không thể tiếp tục tham gia cuộc đua phá giá tiền tệ.
Ngoài ra, cộng đồng người Việt tại Nga có thể gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, việc chuyển tiền ròng về Việt Nam có thể bị tác động tiêu cực.
Cho đến nay, hầu hết các dự báo đều nhận định, GDP của Nga sẽ giảm 3-3,5% trong năm 2015, với mức giảm đáng kể trong nhu cầu tiêu dùng và đầu tư được bù đắp một phần do nhập khẩu giảm. Theo đó, nước này sẽ thiệt hại nghiêm trọng về mặt sản xuất và mức sống của người dân khi mức lương thực tế được dự báo giảm đến 10%, mức giảm lớn nhất kể từ đầu thế kỷ 21.
Bích Diệp
Read more…

GIÁ VÀNG 9999 - GIÁ VÀNG SJC - GIÁ VÀNG TỰ DO

21:51 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

GIÁ VÀNG 9999 - GIÁ VÀNG SJC - GIÁ VÀNG TỰ DO

(Cập nhật lần thứ 1 lúc 07:47 ngày 01/09/2015)

Giá vàng hôm nay


(01/09/2015)

Giá vàng hôm qua


(31/08/2015)
GIÁ MUA VÀO GIÁ BÁN RA GIÁ MUA VÀO GIÁ BÁN RA
Giá vàng Tp.Hồ Chí Minh
10K Không có Không có 11.870 13.270
14K Không có Không có 17.093 18.493
18K Không có Không có 22.347 23.747
24K Không có Không có 30.349 31.149
SJC10c Không có Không có 34.000 34.400
SJC1c Không có Không có 34.000 34.430
SJC99.99 Không có Không có 30.660 31.460
SJC99.99N Không có Không có 31.160 31.460
Giá vàng Hà Nội
SJC Không có Không có 34.000 34.420
Giá vàng Nha Trang
SJC Không có Không có 33.990 34.420

* Mũi tên màu xanh ( ): thể hiện giá vàng đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên màu đỏ ( ): thể hiện giá vàng đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.


(Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC)
Read more…

Ông Lê Phước Vũ – Nền kinh tế khỏe mạnh cần một thế hệ doanh nhân tài đức.

21:47 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tập đoàn Hoa Sen được biết đến là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn thép hàng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên khi hiệp định TPP được kí kết trong tương lai, với lĩnh vực của tập đoàn đang theo đuổi chắc chắn sẽ có những biến động lớn. Liệu môi trường thay đổi đó có ảnh hưởng tích cực đến Hoa Sen hay tiềm ẩn những mối đe dọa khôn lường.


Trong buổi Talkshow của diễn đàn Leader Talk vừa qua, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.


Đón đầu cơ hội và đối phó với thách thức- Áp lực đến từ “cải cách”

Ông Lê Phước Vũ cho biết trong bối cảnh hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương đã được kí kết và sắp tới là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đưa vào hoạt động chắc chắn sẽ tạo ra áp lực lên tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có những áp lực đến từ việc hàng hóa, lao động…ở các nước đối tác khi đó sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam, đặt ra một thách thức lớn trước mắt cho các doanh nghiệp chính là việc cải cách. Đối với riêng doanh nghiệp của mình, ông đã có những dự đoán cũng như những bước chuẩn bị nhằm thích nghi với sự hội nhập này. Tuy nhiên, thương trường là chiến trường, không có bất cứ một “cuộc chơi” lớn nào là không có những biến động liên tục và khó lường. Ông cho rằng nếu muốn chủ động hơn nữa thì mỗi doanh nghiệp nên luôn trong tư thế sẵn sàng, linh hoạt và quyết đoán trước mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
 

Bằng cấp không phải yếu tố quyết định
Quan điểm của ông Lê Phước Vũ rất rõ ràng, ông cho rằng bằng cấp chỉ quyết định đến 15% trong vấn đề tuyển dụng vì dường như trước thực trạng của nền giáo dục hiện nay của nước ta thì nó không phản ánh hết được năng lực cốt lõi của một con người. Đây cũng thực sự là một vấn đề đáng bàn. Doanh nghiệp của ông đặt ra những chỉ tiêu rất khó trong tuyển dụng, cụ thể như các ứng cử viên phải đến từ các trường thuộc top đầu về đào tạo, thành tích học tập khá giỏi và ưu tiên những bạn sinh viên đã đi du học nước ngoài về. Có thể thấy với môi trường ngày càng hội nhập, tư duy và quan niệm coi trọng bằng cấp như trước đây đã hoàn toàn thay đổi trong đại bộ phận các doanh nghiệp, thay vào đó nhà tuyển dụng coi trọng kiến thức thực tế, kĩ năng, kinh nghiệm và thái độ của người lao động. Điều đó cũng có thể coi là một dấu hiệu tốt trong việc thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam cải cách theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội.

Thay đổi tư duy của thế hệ lãnh đạo trẻ là điều quan trọng
Giáo dục cần tích cực thay đổi để hội nhập, chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian, theo ông có thể mất đến 10 năm nữa. Tuy nhiên, có những công việc trước mắt cần phải đặc biệt ưu tiên, đó chính là thay đổi tư duy của lớp doanh nhân trẻ hoặc những bạn trẻ có định hướng đi theo con đường này, hướng họ đạt đến những quan niệm mới và tích cực trong thời đại hội nhập. Một thế hệ doanh nhân trẻ làm việc có trách nhiệm, có năng lực, có đạo đức sẽ là nền tảng tốt cho một nền kinh tế khỏe mạnh. Tuy nhiên, không chỉ thế hệ trẻ mà thế hệ đi trước cũng phải luôn là tấm gương sáng để thế hệ doanh nhân trẻ tiếp nối học tập và nỗ lực phấn đấu.
 

Trong khuôn khổ buổi nói chuyện với thời lượng cho phép của chương trình Leader Talk, vị Chủ tịch của tập đoàn Hoa Sen vẫn còn rất nhiều trăn trở.Tuy nhiên, ông cho rằng 3 vấn đề nêu trên chính là các yếu tố cần trước khi các doanh nghiệp Việt Nam chính thức bước vào TPP. Những chia sẻ này của ông đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của tất cả khách mời tham dự.

Chương trình “Leader Talk - Doanh nhân Việt, cơ hội và thách thức trước Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP” với sự đồng hành của các thương hiệu: Tập Đoàn Hoa Sen, Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS), Bignote, Angel Beauty, Thảo Tây, Rock, annie, Miti, New World hotel, Love Flowers, HOANGGIALAND, Euro bedding ....

Theo Thanh Nguyệt (Khám phá)
Read more…

Tiền giả polymer bị thu giữ tăng hơn 9%

21:43 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm 2014.

Cụ thể, số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, lượng tiền giả thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2014.
 
Chất liệu in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi bị kéo, xé 
Theo kết quả phân tích của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, mực đổi màu, yếu tố hình ẩn (DOE)...). 
Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm rõ được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể rủi ro nhận phải tiền giả.
Ngân hàng Nhà nước cho hay luôn khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt để tránh rủi ro nhận phải tiền giả. 
Cách kiểm tra, nhận biết bao gồm: Soi tờ bạc trước nguồn sáng; Vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm; chao nghiêng tờ bạc (kiểm tra mực đổi màu, hình ấn nổi); Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn); Dùng kính lúp đàn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang).
Một đặc điểm khác cần lưu ý, chất liệu in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi bị kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc, mực in dễ bong tróc. Để khẳng định một tờ bạc là tiền thật hay tiền giả, lấy tờ tiền thật cùng loại so sách tổng thể và kiểm tra các yếu tố bảo an theo các bước nêu trên. Lưu ý phải kiểm tra nhiều yếu tố bảo an (tối thiểu 3 đến 4 yếu tố) để xác định là tiền thật hay tiền giả.

Theo Khánh Huyền (Tiên Phong)
Read more…

Hối tiếc lớn nhất của Jack Ma là thành tỉ phú

21:38 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Đây là câu nói trong bài phát biểu của tỉ phú giàu thứ 3 Trung Quốc, ông chủ tập đoàn Alibaba Jack Ma trong một buổi diễn thuyết trên đài truyền hình Trung Quốc mới đây trước hàng ngàn khán giả trẻ tuổi. "Hối tiếc lớn nhất cuộc đời tôi là trở thành tỉ phú", tỉ phú Jack Ma bộc bạch chia sẻ.
 
Ảnh: Nguồn internet
Sau lời nhận định đầy bất ngờ, vị tỉ phú này đã chân thành chia sẻ những kinh nghiệm quý giá nhất cho thế hệ thanh niên hiện nay. Trong bài diễn thuyết của ông, ông đã chia sẻ tường tận mọi việc mà một người nên làm ở mỗi độ tuổi khác nhau.
Dưới đây là một trích đoạn trong bài diễn thuyết của ông:
"Trước năm 20 tuổi, bạn nên là một học sinh ưu tú. Nếu có thể, hãy đi làm thêm để lấy kinh nghiệm.
Trước năm 30 tuổi, bạn nên lấy ai đó làm hình mẫu lý tưởng. Thành lập một công ty nhỏ. Thông thường, khi bạn làm việc ở một công ty lớn, bạn sẽ có cơ hội tốt để học cách xử lý mọi viêc. Nhưng khi bạn làm việc ở một công ty nhỏ, bạn sẽ học được về đam mê, về ước mơ. Bạn sẽ học được cách làm mọi thứ cùng một lúc.
Vì vậy, trước năm 30 tuổi, điều quan trọng nhất không phải là công ty bạn làm lớn hay nhỏ mà là ông chủ của bạn tài giỏi đến đâu. Một ông chủ giỏi sẽ dạy bạn nhiều thứ khác biệt. Đặc biệt, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Khi bạn 40-50 tuổi, bạn phải làm tất cả mọi thứ mà bạn giỏi. Đừng cố gắng dấn thân vào một lĩnh vực mới, bởi vì nó quá muộn, tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng thành công, nhưng tỷ lệ chết là quá lớn. Bởi vậy, bạn nên tập trung làm những thứ mà bạn giỏi.
Khi bạn 50-60 tuổi, hãy làm việc cho những bạn trẻ, bởi vì họ có thể làm tốt hơn bạn. Bởi vậy, hãy ở bên cạnh họ, họ thực sự giỏi.
Khi bạn ngoài 60 tuổi. Hãy dành thời gian cho bản thân mình. Đến bãi biển, đón ánh nắng và hưởng thụ cuộc sống một cách nhẹ nhàng nhất. Bởi lẽ, lúc này đã quá muộn để bạn thay đổi mọi thứ".
Theo Tuyết Nhung (Một thế giới/ Next Shark)

Read more…

Bỏ việc 30 triệu, về quê bắt đồng hoang “đẻ” tiền tỷ

21:36 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Đang làm việc cho một doanh nghiệp ở TP.HCM với mức thu nhập ổn định 25 – 30 triệu đồng/tháng, kỹ sư Võ Ngọc Sơn (SN 1978), quê Duy Tân, Duy Xuyên (Quảng Nam) lại bỏ ngang để về quê làm trang trại, chăn nuôi trên mảnh đất bỏ hoang...

Kỹ sư  Bách khoa về làm nông dân
Trang trại chăn nuôi của Võ Ngọc Sơn ở thôn Phú Nhuận, xã Duy Tân. Khi chúng tôi đến, Sơn vừa từ trại nuôi gà vào đón khách, quần áo lấm lem, đi chân đất. Sơn kể, tháng 6.2001, anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM.
10 năm sau đó, Sơn bám trụ lại thành phố, cuộc sống không giàu nhưng chi tiêu khá thoải mái với mức lương kỹ sư xây dựng 25-30 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2013, Sơn về quê xã Duy Tân. Khi đi ngang qua cánh đồng hoang vắng thuộc thôn Phú Nhuận, thấy đất đai rộng lớn nhưng lại bỏ hoang, Sơn nghĩ “với diện tích đất bỏ hoang rộng như vậy (chừng gần 10 ha), chỉ có đầu tư chăn nuôi là thích hợp”.
 
Võ Ngọc Sơn “bén duyên” với nghề chăn nuôi và cũng nhờ nghề này mà mỗi năm trang trại của Sơn thu lãi gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Đoàn Hồng
Trong thời gian ở quê nhà, Sơn mạnh dạn lên gặp lãnh đạo huyện Duy Xuyên trình bày ý tưởng xây dựng trang trại chăn nuôi trên diện tích đất bỏ hoang của xã Duy Tân. Nghe Sơn nói xong, lãnh đạo huyện đồng ý ngay và tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh có được mặt bằng. Sau khi nhận được đất, Sơn kêu gọi thêm một số anh em trong nhà góp vốn thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Duy Đại Sơn và anh trực tiếp làm giám đốc.
Sơn bỏ vốn đầu tư cải tạo đất hoang và xây dựng trang trại nuôi gà đẻ trứng. “Mọi việc không dễ dàng, nhất là với một người vừa chân ướt, chân ráo bước vào nghề nông như mình. Tôi đầu tư nuôi 2.000 gà đẻ trứng. Nhưng ban đầu, trứng gà tiêu thụ khó, giá lại thấp nên thu không bù chi, lỗ liên tục. Đó cũng là bài học đầu tiên khi mình làm nông dân…”- Sơn tâm sự.
Không nản chí, Sơn bàn với anh em trong HTX tiếp tục vay thêm tiền tiếp tục nuôi gà và đầu tư nuôi thêm heo. Sơn xây chuồng trại nuôi 300 heo thịt. Kết quả thật mỹ mãn, lứa heo đầu tiên có lãi. Chăn nuôi gà cũng phát triển theo hướng đi lên.

Hiện nay, quy mô đàn gà đẻ trứng của HTX Nông nghiệp Duy Đại Sơn tăng lên hơn 12.000 con. Ngoài ra, thời điểm nào trong năm, Sơn cũng duy trì trên 100 heo nái đẻ và đàn heo thịt hơn 2.000 con gối lứa. Với 12.000 gà đẻ, mỗi ngày Sơn thu được 11.000 quả trứng. Bình quân, mỗi năm HTX bán ra thị trường 250 tấn trứng.


Với giá trứng bán sỉ bình quân từ 30 – 32 ngàn đồng/kg như hiện nay, mỗi năm Sơn thu về trên 7 tỷ đồng. Về chăn nuôi heo, bình quân mỗi năm HTX của Sơn xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa 100 tấn heo thịt, với giá heo hơi dao động 43-45 ngàn đồng/kg, thu về trên 9 tỷ đồng.
“HTX đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động người địa phương. Lao động được bố trí cơm ăn ngày 3 bữa, lương 4-5 triệu người/tháng. Trong 2 năm gần đây, mỗi năm doanh thu của HTX đạt hơn 16 tỷ đồng, trừ các chi phí, lãi gần 2 tỷ đồng. Các khoản nợ vay đầu tư HTX trả sắp xong”- Sơn chia sẻ.
Ngoài đàn gà đẻ, heo nái, heo thịt, HTX còn đầu tư nuôi 30 con trâu, đào ao thả 200. 000 cá trê. Sơn cũng đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng 1 trại chăn nuôi heo hiện đại quy mô 6.000 con tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc. Dự định trong tương lai của Sơn sẽ là xây dựng xưởng chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ. Khi chia tay, Sơn nói vui: “Nghề xây dựng coi như đã quên rồi, giờ em là nông dân và là một kỹ sư chăn nuôi thực thụ”. 

Theo Đoàn Hồng (Dân Việt)
Read more…

Cận cảnh loạt BĐS trên "đất vàng" bị thu hồi

21:25 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Dừng thi công khi công trình đã và đang xây dựng phần thân, sắt thép đã hoen gỉ, công trình không có bóng người… nằm “chình ình” ở những vị trí “đất vàng” ở Hà Nội, là hiện thực của loạt dự án bất động sản đang bị Hà Nội kiến nghị thu hồi.
Một loạt các dự án đang nằm trong tầm ngắm thu hồi hoặc buộc “thay chủ” sau khi Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra, rà soát các dự án chậm tiến độ, gây mất mỹ quan trên địa bàn Thành phố. 
Cụ thể, tại Dự án tòa nhà chung cư văn phòng hỗn hợp Sky Garden ở ngõ 115 Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư có quy mô 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái đã được cấp phép xây dựng từ ngày 31/12/2011, nhưng đến nay chỉ xây đến tầng 8 và 1 tầng hầm. Theo phản ánh từ cơ sở, nguyên nhân chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án là do hiện tại cán bộ, công nhân viên của Công ty và các cơ quan, đơn vị có giao dịch công tác với Công ty đều không thể liên hệ được với Giám đốc Công ty TNHH Định Công. 


Cổng dự án vẫn được khóa chặt suốt 2 năm nay.... 

Trước đó, nhiều khách hàng đã góp vốn mua nhà tại dự án vô cùng lo lắng khi chính Công ty còn không biết Tổng giám đốc Hồ Anh Thái ở đâu vì không thể liên lạc được từ tháng 9/2013. Mỗi khách hàng đã đóng được 40% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, tương đương với mức tiền trung bình từ 800 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng nhưng dự án đã dừng triển khai khoảng 2 năm nay. 



... Bên trong hoang tàn, không bóng người 

Có mặt tại dự án, PV Infonet chứng kiến cảnh hoang tàn của dự án khi không một bóng người, cổng công trình khóa chặt, bên trong mọi thứ bỏ hoang, sắt thép hoen gỉ. 



Dự án xây được 1 tầng hầm và xây thô đến tầng 8 rồi dừng gần 2 năm nay 

Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại 131 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) của Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng cấp phép xây dựng từ năm 2005, nhưng sau khi xây dựng được 2 tầng hầm và 11 tầng nổi và 3 tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư tạm dừng thi công. Trong khi đó, theo thiết kế, dự án sẽ được xây dựng 17 tầng. 

Có mặt tại dự án, chúng tôi nhận thấy không có dấu hiệu thi công, hiện vẫn có một cẩu trục tháp gắn tại công trình. Một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện xong, tại tầng 1 của tòa nhà có treo biển “Vang nhập khẩu”. 



Dự án 131 Thái Hà nằm ngay mặt đường thông thoáng... cùng một chiếc cần cẩu "chình ình" ngày đêm 



Hiện đã xây thô đến tầng 11, cùng 2 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật nhưng lại dừng thi công 



Một số hạng mục đã hoàn thiện nhưng dự án bị dừng triển khai đã lâu 

Còn tại Dự án Siêu thị, văn phòng 198B Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội) dù được cấp phép xây dựng từ năm 2009 của Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình cao 21 tầng, nhưng dự án đến nay mới xây xong phần thô. Với vị trí đắc địa, nằm giữa ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc, nếu đi vào hoạt động đây sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” đối với chủ đầu tư. 

Thế nhưng, 21 tầng nổi dù đã được chủ đầu tư hoàn thiện phần thô nhưng hiện vẫn rào tôn xung quanh và không được thi công suốt thời gian dài. Bên trong công trình còn ngổn ngang sắt thép, vật liệu xây dựng. Nhiều thiết bị máy móc đã hoen gỉ, nhiều mảng bê tông đã mọc rêu, chỉ có bảo vệ đang ở bên trong trông giữ công trình. 



Dự án nằm giữa ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc... 


... đã hoàn thiện phần thô 



Nhưng đến nay vẫn ngừng thi công 







Bên trong sắt thép, vật liệu ngổn ngang, không một bóng công nhân 

Theo Sở Xây dựng, các dự án trên chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân như do bị đình chỉ thi công, do hoàn thiện hồ sơ pháp lý, do nguồn vốn, do năng lực tài chính của chủ đầu tư… Như vậy, trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án. 

Tình trạng các dự án hiện đang ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, gây tâm lý hoài nghi trong quần chúng nhân dân và bức xúc đối với các chủ đầu tư thứ cấp tại dự án. Do đó, Sở Xây dựng kiến nghị thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai. 


Theo Minh Thư (Infonet)
Read more…

Nghịch lý nhà ở sinh viên

21:10 | Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Nhà hàng, quán bar “đá” sinh viên

Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội) là mô hình nhà ở sinh viên đầu tiên trên địa bàn Hà Nội do Cty Xây dựng số 2 (Handico 2) làm chủ đầu tư. Có mặt tại đây dễ thấy tấm biển làng sinh viên lọt thỏm trong vô số những tấm biển quảng cáo đủ sắc màu như: 8X Café, Galaxy...
Tại cổng số 1, mặt đường Ngụy Như Kon Tum được tận dụng làm quán cà phê, cửa hàng thuốc, nhà hàng ăn. Mặt sau, phía cổng hướng ra đường Lê Văn Thiêm cũng thành nhà trẻ, các công ty thuê làm văn phòng. Trong khuôn viên làng sinh viên, nhà hàng, quán bar, dịch vụ đủ kiểu mọc lên như nấm. Được biết, để thuê nhà trong khu này, nhiều sinh viên phải làm hồ sơ vất vả. Hiện, có hàng nghìn sinh viên muốn thuê nhưng lượng phòng có hạn.
Chị Ngô Thị Thủy, sinh viên sống trong Làng sinh viên Hacinco chia sẻ: “Tôi thấy khu nhà ở sinh viên bây giờ bị thương mại hóa nhiều quá. Trong khi ký túc xá thiếu nhà sinh hoạt, thư viện, nhưng văn phòng, quán mọc lên dưới chân toà nhà”.
Ông Đinh Đại Cồ, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh nhà Làng sinh viên Hacinco cho biết: Hiện tại có 3.450 sinh viên đang cư trú tại đây. Mức giá thuê phòng dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.
Theo ông Cồ, 6 căn hộ tại nhà A có thiết kế cũ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tức là căn hộ lên đến 150 m2, cho 24 người ở nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh gây bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, Ban quản lý Làng sinh viên Hacinco cho một số công ty thuê lại làm văn phòng.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Làng sinh viên Hacinco được xây dựng bằng chính nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. “Cho thuê văn phòng, làm nhà hàng... đều sai so với mục tiêu ban đầu làm nhà ở sinh viên. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thu hồi được vốn, doanh nghiệp khó khăn nên họ phải tự xoay xở cắt xén chỗ ở sinh viên để làm dịch vụ”, vị này nói.
Tốn tiền xây rồi để ế
Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) có sức chứa hơn 10.000 chỗ ở được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015 với 3 khối nhà lại thưa thớt, vắng đến kinh ngạc. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa... 
Theo quy định, một phòng có 8 người ở với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Sau 8 tháng đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người (tương đương 5% công suất khu nhà).
Ông Lê Phúc Lợi, Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Khu nhà này không hút khách do giao thông không thuận lợi. Tính tới thời điểm này, mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp”.
Cũng theo ông Lợi, Ban Quản lý đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường đại học: Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa… Có như vậy mới hy vọng thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây.
Hiện, ngoài 3 khối nhà đã đưa vào sử dụng, những khu nhà ở sinh viên khác (Pháp Vân, Tứ Hiệp) đã xây xong phần thô 2 khối nhà thì hết vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mối lo ngại công tác bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, để giảm tải áp lực về nhu cầu vốn cho dự án, cơ quan này đã kiến nghị chuyển đổi hạng mục nhà A3 thuộc Pháp Vân, Tứ Hiệp từ nhà ở sinh viên sang loại hình nhà xã hội để bán cho người khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Nếu áp dụng phương án này sẽ thu hồi được khoảng 110 tỷ đồng để thanh toán cho đơn vị thi công và đầu tư cho các hạng mục còn lại. Theo Sở Xây dựng, khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang căn hộ để bán sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Với 2 khối nhà xây dựng dở dang nếu ngân sách tiếp tục bỏ vốn nhưng khi hoàn thành không ai vào ở thì rất lãng phí. Chúng tôi đề xuất chuyển sang nhà ở xã hội để phục vụ cho người nghèo đô thị đang thiếu và cần thiết không khác gì nhà ở sinh viên (người nghèo đô thị, sinh viên, công nhân đều nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở được Bộ Xây dựng quan tâm - PV). Đồng thời, nhà nước sẽ thu hồi được vốn đang đọng tại dự án”, ông Dũng nói. 
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020, TP Hà Nội phải hoàn thành đầu tư xây dựng 1,34 triệu m2 sàn nhà ở học sinh, sinh viên, đến nay đã đầu tư được 360 nghìn m2 sàn và cần tiếp tục đầu tư 980 nghìn m2 sàn.



Theo Ngọc Mai (Tiền Phong)
Read more…
Trang 1 / 11812345...118»